Tầm quan trọng của nước sạch với đời sống con người
Nước giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống,trong sự sinh tồn và phát triển của con người. Nước sạch là sự sống, con người, động, thực vật sẽ không tồn tại nếu thiếu nước.Nước uống an toàn và vệ sinh là một trong những yếu tố quyết định đến sức khỏe con người từ đó nó ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình phát triển kinh tế , xã hội...
Nước quan trọng là vậy, nhưng hiện nay, thế giới vẫn phải đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch và nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước sạch sinh hoạt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, bệnh ngoài da và một số căn bệnh khác.Trung bình có khoảng 1,5 triệu trẻ em bị chết do bệnh tiêu chảy mỗi năm. Theo ước tính của WHO, cho tới nay có khoảng 130 triệu người đang phải đối mặt với việc dùng nước bi nhiễm arsenic với nồng độ cao hơn nồng độ cho phép là 10 mg/lít. Vì vậy, vai trò của nước sạch với đời sống quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.
Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp đang gia tăng mạnh mẽ cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự bùng nổ dân số. Theo kết quả đánh giá năm 1999, 8,8% tổng lượng dòng chảy năm tương ứng với tần suất 75% là tổng lượng nước cần dùng của cả nước. Con số này tăng lên tới 12,5% vào năm 2000 và 16,5% vào năm 2010. 41 km3 (chiếm 89,8%) năm 1985, tăng lên 46,9 km3 (năm 1990) và 60 km3 năm 2000 (chiếm 85%) là tổng lượng nước dùng để tưới cho cây trồng, con số này chiếm tỉ lệ khá cao. Lượng nước dùng cho nông nghiệp vào mùa cạn là rất lớn. Tổng lượng nước cần sử dụng trong mùa cạn năm 2000 đạt tới 70,7 km3, chiếm khoảng 42,4% tổng lượng nước có khả năng cung cấp trong mùa cạn hay 51% tổng lượng dòng chảy mùa cạn tương ứng với tần suất 75%.
Ở rất nhiều vùng và lưu vực sông, lượng nước cần dùng có thể gấp vài lần tổng lượng nước có thể cung cấp, nghĩa là chẳng những vượt quá xa ngưỡng lượng nước cần có để duy trì sinh thái mà còn không có nguồn nước tại chỗ để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất.
Như trên đã nêu, sự gia tăng dân số và các hoạt động của con người sẽ ngày càng tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên nói chung và môi trường nước nói riêng.
Những rừng xanh bạt ngàn ở Trường Sơn, Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc đang bị chặt phá để lại những núi đồi trơ trọi, xám ngắt, canh tác nông lâm nghiệp không hợp lý và thải chất thải bừa bãi vào các thuỷ vực… đã và sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, làm cho nguồn nước bị cạn kiệt, bị ô nhiễm, hạn hán có khả năng càng khốc liệt. Nguy cơ thiếu nước sạch càng trầm trọng, nhất là vào mùa cạn ở các vùng mưa ít.
Nước ngọt là nguồn tài nguyên có tái tạo, nhưng việc sử dụng nguồn tài nguyên này phải cân bằng giữa nguồn dự trữ và tái tạo. Đó cũng là cách mà con người cần quan tâm, thực hiện để tồn tại và phát triển sự sống ổn định, lâu bền.
Chúng ta còn cứu được rừng xanh và nguồn nước của chúng ta không? Chúng ta còn khả năng nếu mỗi chúng ta biết giật mình, dừng lại, bắt đầu lại. Ngay bây giờ cần chấm dứt mọi hoạt động khai thác tràn lan, phá hủy các cánh rừng còn sót lại. Trồng cây gây rừng, khôi phục lại màu xanh cho những cánh rừng. Để đến trăm năm sau, con cháu chúng ta mới có thể bụm vào lòng bàn tay một ngụm nước trong veo mát lạnh, ngửa cổ uống ngon lành trên mỗi dòng sông, con suối. Để sự sống được cứu sống, sinh sôi, phát triển và trường tồn.
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Các kim loại nặng
Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Đặc biệt đau lòng hơn là nó là nguyên nhân gây nên những làng ung thư. Các kim loại nặng trong nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người là Ag, Hg, Pb, Asen, Zn…
Các hợp chất vô cơ
Các hợp chất hữu cơ tổng hợp bao gồm các chất nhiên liệu,chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, các phụ gia trong dược phẩm thực phẩm. Các chất này thường độc và có độ bền sinh học khá cao, đặc biệt là các hidrocacbnon thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Đây chính là nguyên nhân gây nhiễm độc mãn tính và các bệnh hiểm nghèo như ung thư bàng quang, ung thư phổi …
Vi khuẩn trong nước thải
Vi khuẩn có hại trong nước có nguồn gốc từ chất thải sinh hoạt của con người và động vật như virut gây nên bệnh tả, thương hàn và bại liệt. Nó chính là nguyên nhân gây nên các vụ dịch, lây lan các bệnh nguy hiểm, làm cho bệnh dịch ngày càng lan rộng.
Ảnh hưởng của Asen đến sức khỏe
Asen gây ra ba tác động chính tới sức khỏe con người là: làm đông keo protein, tạo phức với asen(III) và phá hủy quá trình phốt-pho hóa. Các biểu hiện của nhiễm độc asen đó là: gây ho, tức ngực và khó thở, mất thăng bằng, đau đầu, nôn mửa, đau bụng đau cơ (thể cấp tính). Nếu nhiễm xảy ra thường xuyên thì ảnh hưởng đến da như đau, sưng tấy da, vệt trắng tên móng tay…
- Asen và các hợp chất của nó tác dụng lên sunfuahydryl (-SH) và các men phá vỡ quá trình photphoryl hóa, tạo phức co-enzyme ngăn cản quá trình sinh năng lượng. Asen có khả năng gây ung thư biểu mô da, phế quản, phổi, xoang…
- Asen vô cơ có hóa trị 3 có thể làm xơ cứng ở gan bàn chân, ung thư da. Asen vô cơ có thể để lại ảnh hưởng kinh niên với hệ thần kinh ngoại biên, một vài nghiên cứu đã chỉ ra asen vô cơ còn tác động lên cơ chế hoạt động của ADN.
Bạn có thực sự yên tâm với nguồn nước nhà mình đang sử dụng ? nếu chưa hãy tham khảo bạn nhé máy lọc nước gia đình Arona
Nước quan trọng là vậy, nhưng hiện nay, thế giới vẫn phải đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch và nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước sạch sinh hoạt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, bệnh ngoài da và một số căn bệnh khác.Trung bình có khoảng 1,5 triệu trẻ em bị chết do bệnh tiêu chảy mỗi năm. Theo ước tính của WHO, cho tới nay có khoảng 130 triệu người đang phải đối mặt với việc dùng nước bi nhiễm arsenic với nồng độ cao hơn nồng độ cho phép là 10 mg/lít. Vì vậy, vai trò của nước sạch với đời sống quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.

Ô nhiễm nước ngầm ở nông thôn
Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp đang gia tăng mạnh mẽ cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự bùng nổ dân số. Theo kết quả đánh giá năm 1999, 8,8% tổng lượng dòng chảy năm tương ứng với tần suất 75% là tổng lượng nước cần dùng của cả nước. Con số này tăng lên tới 12,5% vào năm 2000 và 16,5% vào năm 2010. 41 km3 (chiếm 89,8%) năm 1985, tăng lên 46,9 km3 (năm 1990) và 60 km3 năm 2000 (chiếm 85%) là tổng lượng nước dùng để tưới cho cây trồng, con số này chiếm tỉ lệ khá cao. Lượng nước dùng cho nông nghiệp vào mùa cạn là rất lớn. Tổng lượng nước cần sử dụng trong mùa cạn năm 2000 đạt tới 70,7 km3, chiếm khoảng 42,4% tổng lượng nước có khả năng cung cấp trong mùa cạn hay 51% tổng lượng dòng chảy mùa cạn tương ứng với tần suất 75%.
Ở rất nhiều vùng và lưu vực sông, lượng nước cần dùng có thể gấp vài lần tổng lượng nước có thể cung cấp, nghĩa là chẳng những vượt quá xa ngưỡng lượng nước cần có để duy trì sinh thái mà còn không có nguồn nước tại chỗ để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất.
Như trên đã nêu, sự gia tăng dân số và các hoạt động của con người sẽ ngày càng tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên nói chung và môi trường nước nói riêng.
Những rừng xanh bạt ngàn ở Trường Sơn, Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc đang bị chặt phá để lại những núi đồi trơ trọi, xám ngắt, canh tác nông lâm nghiệp không hợp lý và thải chất thải bừa bãi vào các thuỷ vực… đã và sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, làm cho nguồn nước bị cạn kiệt, bị ô nhiễm, hạn hán có khả năng càng khốc liệt. Nguy cơ thiếu nước sạch càng trầm trọng, nhất là vào mùa cạn ở các vùng mưa ít.
Nước ngọt là nguồn tài nguyên có tái tạo, nhưng việc sử dụng nguồn tài nguyên này phải cân bằng giữa nguồn dự trữ và tái tạo. Đó cũng là cách mà con người cần quan tâm, thực hiện để tồn tại và phát triển sự sống ổn định, lâu bền.
Chúng ta còn cứu được rừng xanh và nguồn nước của chúng ta không? Chúng ta còn khả năng nếu mỗi chúng ta biết giật mình, dừng lại, bắt đầu lại. Ngay bây giờ cần chấm dứt mọi hoạt động khai thác tràn lan, phá hủy các cánh rừng còn sót lại. Trồng cây gây rừng, khôi phục lại màu xanh cho những cánh rừng. Để đến trăm năm sau, con cháu chúng ta mới có thể bụm vào lòng bàn tay một ngụm nước trong veo mát lạnh, ngửa cổ uống ngon lành trên mỗi dòng sông, con suối. Để sự sống được cứu sống, sinh sôi, phát triển và trường tồn.
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Các kim loại nặng
Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Đặc biệt đau lòng hơn là nó là nguyên nhân gây nên những làng ung thư. Các kim loại nặng trong nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người là Ag, Hg, Pb, Asen, Zn…
Các hợp chất vô cơ
Các hợp chất hữu cơ tổng hợp bao gồm các chất nhiên liệu,chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, các phụ gia trong dược phẩm thực phẩm. Các chất này thường độc và có độ bền sinh học khá cao, đặc biệt là các hidrocacbnon thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Đây chính là nguyên nhân gây nhiễm độc mãn tính và các bệnh hiểm nghèo như ung thư bàng quang, ung thư phổi …
Vi khuẩn trong nước thải
Vi khuẩn có hại trong nước có nguồn gốc từ chất thải sinh hoạt của con người và động vật như virut gây nên bệnh tả, thương hàn và bại liệt. Nó chính là nguyên nhân gây nên các vụ dịch, lây lan các bệnh nguy hiểm, làm cho bệnh dịch ngày càng lan rộng.
Ảnh hưởng của Asen đến sức khỏe
Asen gây ra ba tác động chính tới sức khỏe con người là: làm đông keo protein, tạo phức với asen(III) và phá hủy quá trình phốt-pho hóa. Các biểu hiện của nhiễm độc asen đó là: gây ho, tức ngực và khó thở, mất thăng bằng, đau đầu, nôn mửa, đau bụng đau cơ (thể cấp tính). Nếu nhiễm xảy ra thường xuyên thì ảnh hưởng đến da như đau, sưng tấy da, vệt trắng tên móng tay…
- Asen và các hợp chất của nó tác dụng lên sunfuahydryl (-SH) và các men phá vỡ quá trình photphoryl hóa, tạo phức co-enzyme ngăn cản quá trình sinh năng lượng. Asen có khả năng gây ung thư biểu mô da, phế quản, phổi, xoang…
- Asen vô cơ có hóa trị 3 có thể làm xơ cứng ở gan bàn chân, ung thư da. Asen vô cơ có thể để lại ảnh hưởng kinh niên với hệ thần kinh ngoại biên, một vài nghiên cứu đã chỉ ra asen vô cơ còn tác động lên cơ chế hoạt động của ADN.
Bạn có thực sự yên tâm với nguồn nước nhà mình đang sử dụng ? nếu chưa hãy tham khảo bạn nhé máy lọc nước gia đình Arona
Những tin mới hơn